Trụ vững chính mình trong Đời sống Thiêng liêng (1/10) 

 

 

 

 

Chương 10 – Trích sách: Khát Khao Nên Thánh, Đi tìm một Linh đạo Kitô, The Holy Longing: The Search for a Christian Spirituality, Ronald Rolheiser

Trụ vững chính mình trong Đời sống Thiêng liêng

Tôi nghĩ, cầu nguyện không có nghĩa là chỉ nghĩ về Chúa mà không nghĩ đến những chuyện khác, hay dành thì giờ cho Chúa không có nghĩa là không dành thì giờ cho người khác. Đúng hơn, cầu nguyện có nghĩa là nghĩ và sống trong sự hiện diện của Chúa. Tất cả hành động của chúng ta phải bắt nguồn từ cầu nguyện. Cầu nguyện không phải là một hoạt động cô lập; lời cầu nguyện luôn là những điều, những việc giữ cho chúng ta sống thiết thực. Trong việc cầu nguyện, “độc thoại hướng trọng tâm về bản thân”trở thành “đối thoại hướng trọng tâm về Thiên Chúa”.

Cần Trụ Vững, chứ không phải chỉ làm Sáng tỏ Chân lý

Nếu chỉ có tri thức, nó không đủ để cứu chúng ta. 1700 năm trước đây, khi Thánh Âugutinô viết như vậy là ngài muốn xem điều này như một nguyên tắc chân lý, nhưng cũng là lời chú dẫn cho đời sống riêng của ngài. Như chúng ta biết, Thánh Âugutinô  có được hai cuộc trở lại, một về tri thức, một về quả tim. Ở tuổi 25, ngài trở lại đạo Kitô về mặt tri thức. Sau nhiều năm sống qua các triết học ngoại giáo và các lối sống khác nhau, ngài được thuyết phục trong đầu rằng đạo Kitô là đạo đúng đắn. Tuy nhiên, chỉ cái đầu thôi, phần còn lại ngài chưa thực sự sẵn sàng cho một cuộc trở lại. Chín năm sau, khi ba mươi bốn tuổi, ngài vẫn không hòa hợp được lối sống đức hạnh với đức tin lý trí. Những năm đó ngài cầu nguyện liên lỉ lời cầu nguyện lừng danh của ngài: “Lạy Chúa, xin cho con trở nên một kitô hữu tốt lành và trong sạch, nhưng chưa ngay bây giờ.”

Từ ví dụ trên, chúng ta thấy rằng, cho dù có một khởi đầu tốt đẹp và có giá trị thì việc biết được chân lý, có xác tín rõ ràng, biết được lý tưởng đời mình vẫn chưa đủ. Nó còn là vấn đề của quả tim, năng lực, ý chí, và trung tín với chính mình trên đường đời. Đời sống thiêng liêng không phải là chạy nước rút nhanh chóng đến lằn ranh kết thúc có đánh mốc rõ ràng, mà là cuộc chạy đường trường, cuộc lữ hành miệt mài trọn đời đi đến một chân trời luôn luôn rộng mở. Trụ vững trên con đường đó, dù biết chắc mình đi đúng đường, vẫn đòi hỏi chúng ta liên tục đi tìm một cái gì đó như ẩn dụ “cái bình của tiên tri E-li-a”, hay nói cụ thể là sự nuôi dưỡng mà Thiên Chúa hứa ban cho ai đi trên con đường về núi thánh.

Các chương trước của cuốn sách này chủ yếu tập trung vào vấn đề làm rõ các nguyên tắc, cố gắng đặt ra một tầm nhìn tích cực về Linh đạo Kitô. Hiển nhiên, câu châm ngôn của Thánh Âugutinô rõ ràng là quan trọng, nhưng chúng ta sẽ không làm được nếu không có tầm nhìn. Bernard Lonergan, một trong các nhà trí thức lớn của thế kỷ chúng ta, một kitô hữu ngoan đạo, nhấn mạnh rằng tất cả các cuộc hoán cải chân tình phải có gắn kết với hoán cải trí óc. Ông đúng, con tim cần trí óc dẫn đường, nhưng ý kiến của ông chỉ nói lên một phần thôi. Morris West, tiểu thuyết gia, cũng là một kitô hữu gắn bó, nhấn mạnh rằng, rốt cùng sự hoán cải chân thật là chuyện rơi vào lưới tình yêu. Ông cũng đúng, bằng chứng là ai trong chúng ta dù có hiểu sự thật nhưng đều cảm thấy quá mệt mỏi, cô độc, lười biếng, bám dính với thói quen cũ nên không thay đổi tiến lên. Chúng ta cần trí hiểu và tâm hồn. Đời sống thiêng liêng gồm cả hai điều đó.

Làm thế nào cho quả tim mở rộng ra để hỗ trợ chúng ta trên con đường dài này? Làm thế nào để chúng ta thay đổi, thắng lướt mệt mỏi, cô độc, lười biếng, chua cay, tật xấu để thành người Kitôhữu khoan dung, vui tươi, hy sinh, độ lượng, và trưởng thành? Chúng ta làm gì trong những lúc, theo cách mô tả của Henri Nouwen là, “quá chán để đọc Kinh Thánh, quá bồn chồn để suy nghĩ về những chuyện thiêng liêng, quá ngã lòng để nói chuyện với Chúa, hay quá mệt mỏi để làm bất cứ điều gì?”

Các thực hành và rèn luyện (giống như tập thể dục để khỏe mạnh) nào có thể giúp người kitô hữu thao luyện để có một đời sống thiêng liêng lành mạnh?

Có rất nhiều cách thao luyện thiêng liêng, thánh thiện, được trình bày trong các tác phẩm thiêng liêng cổ điển từ sách thánh đến các tác phẩm hiện hành. Nói chung, các thực hành sau đây là nét tiêu biểu của một đời sống thiêng liêng lành mạnh: Thường xuyên cầu nguyện (riêng và chung), có lòng bác ái và hy sinh phục vụ (cả trong gia đình và với xã hội bên ngoài), một số việc làm gắn bó cụ thể với người nghèo, với một số cộng đoàn giáo hội, và sẵn sàng chịu đựng vì tình yêu (như Đức Kitô đã chịu). Từ Kinh Thánh, qua các Tổ phụ, các thần học gia kinh điển, các nhà cải cách vĩ đại, các nhà thần nghiệm lớn, những người đặt quy củ cho các tôn giáo khác nhau, cho đến Henri Nouwen, đâu đâu chúng ta cũng thấy có những cách thực hành đời sống thiêng liêng.

Không có gì thay đổi. Những điều này vẫn là tâm điểm thực hành cho đời sống thiêng liêng lành mạnh. Hy vọng các điều chúng ta sẽ bàn thêm trong cuốn sách này đủ để minh chứng điều đó. Tuy nhiên nhiệm vụ của chương cuối này, không phải là để phân tích tỉ mỉ những điều thiết yếu đó cho bằng vận động chúng cách lành mạnh để được thừa nhận và tiến xa hơn ít nữa.

Với những đấu tranh đặc biệt trong thời của chúng ta, điều gì là dấu hiệu của thời đại ngày nay? Điều gì là độc nhất đối với chúng ta và những rèn luyện hay thực hành đặc biệt nào có thể hỗ trợ chúng ta, trong những đấu tranh riêng của mình?

Các dấu hiệu của thời đại dường như áp đặt lên rất nhiều hướng phụ khác

Nguyễn Kim Long dịch

(Còn tiếp)

)

.