Đức Phanxicô: “Một đức tin không nghi ngờ thì không thể đi tới”

 

 

 

 

vaticannews.va, 2021-02-28
Nhật báo Ý Corriere della Sera đăng các trích đoạn cuộc phỏng vấn của Linh mục Marco Pozza với Đức Phanxicô, trong đó ngài giải thích làm cách nào những nghi ngờ và khủng hoảng đức tin dẫn chúng ta đi sâu hơn vào mầu nhiệm của Thiên Chúa. Quyển sách nói về tệ nạn và nhân đức: “Những cơn khủng hoảng đức tin cho thấy sự cần thiết phải đi sâu hơn nữa vào mầu nhiệm của Thiên Chúa.” Trận hồng thủy trong Kinh thánh và những gì chúng ta có nguy cơ sẽ phải thấy “nếu chúng ta tiếp tục đi con đường cũ”.
Đức hạnh và Tệ nạn” (Vizi e Virtù, nhà xuất bản Rizzoli) là tựa đề quyển sách-phỏng vấn của Linh mục Marco Pozza với Đức Phanxicô sẽ được phát hành ngày 2 tháng 3.
Linh mục Pozza là tuyên úy nhà tù Pađua đã trò chuyện với Đức Phanxicô trong một chương trình phát sóng trên truyền hình về bảy đức tính và tệ nạn trái ngược nhau mà danh họa Giotto đã vẽ trong Nhà nguyện Scrovegni: công lý / bất công, dũng cảm / không kiên định, ôn hòa / tức giận, thận trọng / ngu ngốc, đức tin / không trung tín, hy vọng / tuyệt vọng, bác ái / ghen tị.
Đức Phanxicô nói: “Có những người đạo đức, có những người xấu xa, nhưng phần lớn là sự pha trộn giữa các nhân đức và tệ nạn. Một số người tốt trong một đức tính nhưng lại có một số điểm yếu. Vì tất cả chúng ta đều dễ tổn thương. Và chúng ta phải nghiêm túc xem trọng các tổn thương hiện sinh này. Điều quan trọng là phải biết điều này, để nó là kim chỉ nam cho cuộc hành trình, cho cuộc đời chúng ta”.
Giận dữ và bắt nạt
Trong một phần của cuộc phỏng vấn, Đức Phanxicô đã mô tả cơn giận và con đường để chữa lành cơn giận.
“Giận dữ là cơn bão mà mục đích của nó là phá hủy. Một ví dụ là nạn bắt nạt ở giới trẻ. (…) chúng ta nghĩ đến cảnh bắt nạt trong các trường học, ngay cả những em nhỏ nhất cũng có khả năng hủy hoại các em khác. Bắt nạt nảy sinh khi, thay vì tìm cách hiểu căn tính của chính mình, thì đương sự lại xem thường và tấn công căn tính của người khác. Khi các vụ gây hấn và bắt nạt xảy ra trong các nhóm trẻ, trường học và giữa hàng xóm láng giềng, chúng ta thấy sự nghèo nàn về căn tính của người đi bắt nạt. Cách duy nhất để ‘chữa lành’ nạn bắt nạt là chia sẻ, sống cùng nhau, đối thoại, lắng nghe người khác và dành thì giờ riêng cho nhau, vì chỉ có thời gian mới có thể xây dựng được mối quan hệ. Mỗi người chúng ta đều có điều gì đó tốt đẹp để cho nhau, mỗi người chúng ta cần nhận được điều gì đó tốt đẹp từ người kia.”
Hồng thủy trong Kinh thánh và những nguy cơ chúng ta sẽ có thể phải đối diện
Đức Phanxicô giải thích trận đại hồng thủy, theo một số chuyên gia, đó là “câu chuyện thần thoại, nhưng huyền thoại là một dạng kiến thức.” Tuy nhiên, theo các nhà khảo cổ học, đây là một “sự kiện lịch sử vì trong các cuộc khai quật, họ đã tìm thấy dấu vết của trận lụt. Một trận đại hồng thủy, có lẽ do sự gia tăng nhiệt độ và sự tan chảy của các sông băng”. Đức Phanxicô cảnh báo, nếu chúng ta không chăm sóc tạo dựng, chúng ta có nguy cơ có một “trận lụt” mới. tồi tệ và quyết định xóa sổ loài người.”
Ngài nổi cơn thịnh nộ, nhưng Ngài thấy một người công chính và muốn cứu người ấy. Câu chuyện về Nô-ê cho thấy cơn thịnh nộ của Chúa cũng là câu chuyện của cứu tinh. Cơn giận thánh của Thiên Chúa “nhằm chống lại cái ác, không đến từ sự yếu đuối của con người, nhưng để chống cái ác do  Satan xúi”.
Thận trọng
Sau đó, Đức Phanxicô nói về sự thận trọng. “Đối với một số thận trọng cần phải có, đây là sẽ là một đức tính trong sáng, không bị ô nhiễm. Nó như thể một môi trường tiệt trùng. Tuy nhiên, thận trọng là đức tính tốt của cai quản. Quả thật, chúng ta không thể quản lý nếu không thận trọng. Ai cai quản mà không thận trọng thì cai quản không tốt, làm việc xấu, ra quyết định không đúng, phá hoại người dân. Sự thận trọng trong cai quản không phải lúc nào cũng được cân bằng. Đôi khi sự thận trọng phải không cân bằng, để đưa ra các quyết định tạo sự thay đổi. Tuy nhiên, thận trọng là một đức tính cần thiết cho những ai cai quản: đàn ông luôn đam mê, và chúng ta cần một điều gì đó nói với chúng ta: “Hãy dừng lại, dừng lại và suy nghĩ.” Không phải dễ dàng để thận trọng. Cần phải suy ngẫm rất nhiều, cầu nguyện rất nhiều, nhưng trên hết cần có sự đồng cảm. Người vô trùng, chẳng hạn người không bao giờ bị bẩn, người khi nào cũng rửa bằng chất khử trùng, người đó không thực sự thận trọng. Sự thận trọng đi đôi với thông cảm, đồng cảm, đối với hoàn cảnh, con người, thế giới, các vấn đề (…) ”
Đức tin và nghi ngờ
Trong số các đoạn trích từ quyển sách được báo Corriere della Sera đăng, đoạn dành riêng cho những nghi ngờ trong cuộc đời của tín hữu rất đáng kể. Đức Phanxicô tự hỏi: “Đức tin có thể phát triển song song với nghi ngờ không? Điều này có thể xảy ra vì chúng ta là con người, và đức tin là một món quà quá lớn, đến nỗi khi chúng ta nhận được, chúng ta không thể tin được. Như thế có thể bị nghi ngờ không? Ma quỷ sẽ đặt nghi ngờ vào lòng chúng ta, rồi cuộc sống, rồi những thảm kịch: tại sao Chúa cho phép điều này xảy ra? Nhưng một đức tin không nghi ngờ là đức tin sai. Chúng ta hãy nghĩ về Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu: chúng ta có nghĩ Thánh Têrêxa không nghi ngờ gì không? Chúng ta đọc tiểu sử Thánh Têrêxa vào cuối đời, trong những lúc đau đớn nhất vì bệnh tật, thánh nhân đã xin đem nước thánh vào giường, dùng cây nến đã được làm phép để đuổi kẻ thù. Vấn đề là khi chúng ta không đủ kiên nhẫn. Chúa Giêsu trong Vườn Cây dầu có hạnh phúc không? ‘Lạy Cha, vì sao Cha bỏ con?’ Nghĩ đến việc bị Chúa bỏ rơi là kinh nghiệm đức tin của nhiều vị thánh và cũng của nhiều người ngày nay trải nghiệm mình bị Chúa bỏ rơi, nhưng họ không mất đức tin. Họ luôn giữ món quà: trong lúc này tôi không cảm thấy gì, nhưng tôi giữ món quà đức tin của tôi. Người tín hữu kitô nào chưa từng trải qua những tâm trạng này thì họ thiếu một cái gì, bởi vì điều đó có nghĩa là họ hài lòng. Những khủng hoảng đức tin không phải là thất bại trước đức tin. Ngược lại, họ bộc lộ nhu cầu và mong muốn ngày càng đi sâu hơn vào mầu nhiệm của Chúa. Một đức tin không có những thử thách này làm tôi nghi ngờ không biết đó có là đức tin thật hay không”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch


 

.