Đức tin mạnh hơn cái ác

 

 

 

 

 

 

 

 

parismatch.com, Romain Clergeat, 2021-05-09

Linh mục Matthieu Dauchez ở Manila, Phi Luật Tân

Linh mục Matthieu Dauchez dành trọn cuộc đời mình cho những trẻ em bị bỏ rơi ở Manila. Trong quyển tiểu thuyết đầu tiên của cha “Tanael và quyển sách Cuộc đời” (Tanael et le livre de vie, nxb. Plein Vent), cha kể lại những thảm kịch cha phải đối diện trong 23 năm ở Phi Luật Tân. Qua những thảm kịch, bất chấp “mọi chuyện”, ánh sáng vẫn có thể xuyên thủng. Một câu chuyện tài liệu cảm động.

Cha là tác giả của một số bài khảo luận thần học, vì sao lần này cha lại chọn viết dưới dạng tiểu thuyết?

Matthieu Dauchez. Từ những giờ đầu ngược xuôi trên đường phố Manila năm 1998, tôi đã giữ vững xác quyết, tôi sẽ bén gót những người nghèo nhất, trẻ em đường phố và các gia đình ở khu ổ chuột, họ có những bài học phi thường để cho chúng ta. Vì thế những tác phẩm đầu tiên tôi muốn đáp ứng một mong muốn: để những người nghèo nhất được nói. Nhưng những bài tiểu luận này tự nó mang nhiều rủi ro – dù sao thì cũng khiêm tốn với tôi – về việc trí thức hóa quá mức các bài học. Khi khiêm tốn cố gắng hiểu lý do đã làm cho họ vui giữa lòng địa ngục, khả năng phục hồi vô song của họ, hay tinh thần tha thứ của họ, các chữ của tôi không thể phản ánh đầy đủ sự cao quý cho vấn đề da diết này, họ, những nạn nhân vô tội. Dĩ nhiên họ là một dạng ngược lại nếu so sánh với nét đẹp tấm gương của họ. Viết dưới hình thức tiểu thuyết, lần này tôi thực sự xóa bỏ bản thân. Cốt truyện của cuốn tiểu thuyết có lợi thế gấp ba: trước hết nó kể một câu chuyện có thật, tôi hy vọng câu chuyện sẽ tạo xúc động và hấp dẫn; nó làm chứng cho thực tế không thể chịu đựng nổi và không thể tưởng tượng được của đường phố Manila; và cuối cùng, nó giải quyết những câu hỏi sâu sắc hơn, hiện sinh và đơn giản, thúc đẩy việc khám phá hoặc tái khám phá đức tin được hàng triệu tín hữu chia sẻ: tin vào một Chúa của tình yêu… bất chấp mọi thứ!

Trong những lần tôi đi thăm tù, tôi thấy những người khổng lồ này xâm khắp cơ thể, bật khóc nức nở, lòng tràn ngập hối hận, như những đứa bé không kìm được cảm xúc.

“Tanael và quyển sách Cuộc đời” kể câu chuyện một em bé đường phố đi tìm em gái nhỏ bé của mình, được một Tanael “bí ẩn” xuất hiện giúp đỡ rồi biến mất… Câu chuyện này kể đời sống hàng ngày của những em bé bị bỏ rơi. Tất cả các cảnh cảm hứng từ cuộc sống thực, nhưng không phải thực tế thậm chí còn tệ hơn tiểu thuyết của cha phải không?

Thật ra tôi có thể nói chính xác ngày và nơi cho mỗi sự kiện trong cuốn sách. Tất cả những thực tế được mô tả đều có thật. Bản thân tôi thường là người bất lực chứng kiến và khiếp sợ trước cái địa ngục này. Chỉ có câu chuyện là một sợi chỉ đỏ hư cấu với các nhân vật, chính họ được cảm hứng từ các tình huống thực tế. Tuy nhiên, bạn nói đúng: thực tế còn tệ hơn nhiều, không chỉ bởi những lời nói, dù có khắc nghiệt đến đâu, cũng không bao giờ có thể diễn tả hết nỗi kinh hoàng mà những em bé nghèo nhất, bị ruồng bỏ, bị bỏ rơi, bị ngược đãi mà còn và trên hết là những tổn thương sinh ra, tổn thương của trái tìm còn sâu đậm hơn tổn thương của thể xác, một tổn thương mà tinh thần con người không thể hiểu hết được. Nghĩ rằng hiểu được trận động đất gây ra bởi bất kỳ hình thức lạm dụng nào là cố gắng đo chiều cao của một tảng băng, mà bỏ qua phần chìm dưới nước. Đây chắc chắn là lý do vì sao, dần dần qua những năm phục vụ người nghèo, tôi nhận ra chiều sâu trong những lời của Mẹ Têrêxa, khi Mẹ nói công việc của mình chỉ là “giọt nước trong đại dương”. Những người nghèo nhất chịu đau khổ không thể tưởng tượng được, không thể chấp nhận được, họ khẩn thiết xin chúng ta giúp đỡ, nhưng vực thẳm bên trong mà trái tim họ đang chìm đắm nằm ngoài tầm của nghị lực và thiện chí của chúng ta. Vì thế theo tôi, hy vọng duy nhất của tôi là Thiên Chúa của tình yêu này.

Tanael và quyển sách Cuộc đời”, Matthieu Dauchez, nxb. Plein Vert.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch