Véronique Lévy, em của triết gia Pháp Bernard-Henri Lévy, kể lại câu chuyện trở lại đạo của cô

 

 

 

By
 phanxicovn

 


veronique-levy

Sinh trưởng trong một gia đình Do Thái, người đàn bà trẻ này trở lại đạo trong một tiến trình va chạm và hỗn độn. Cô kể trong một quyển sách rất riêng tư với giọng văn trữ tình và lôi cuốn.

Một cuộc gặp gỡ quyết định đối với Véronique Lévy, đó là cuộc gặp gỡ với linh mục Pierre-Marie Delfieux. Linh mục đã chết vào tháng 2 năm 2013, năm 1975, thọ 79 tuổi. Linh mục sáng lập Tu viện Huynh đệ Giêrusalem, một cơ sở tôn giáo theo đường hướng của thánh Biển Đức và là tác giả của nhiều tác phẩm thiêng liêng.

Véronique Lévy rất kín đáo, tuy vậy việc cô trở lại đạo cách đây hơn hai năm đã gây nhiều tiếng vang. Anh của cô là triết gia Bernard-Henri Lévy đã nêu lên chuyện này và cho biết ông rất xúc động. Khi đó, ông đang chuẩn bị cho một cuộc triển lãm ở phòng tranh Maeght, miền Provence, ông tìm một bức tranh có hình bà Vêrônica lau mặt Chúa. “Chính lúc đó, ông giải thích cho ông Jean-Pierre Elkabbach trên đài truyền hình Europe 1, tôi mới biết em của tôi tên là Vêrônica muốn trở lại đạo… Thật như một cú sét giáng xuống đầu tôi!” Cô em gái giải thích.

Quyển sách này ra đời như thế nào?

Khi tôi đi học giáo lý, tôi bắt đầu viết trước mặt Chúa Thánh Thể. Và từ khi tôi rửa tội, tôi có những giây phút đối thoại với Chúa Giêsu mà tôi ghi lại trong quyển sách. Một người bạn của tôi là anh François Dabezies khuyên tôi nên viết tiến trình của tôi. Mới đầu tôi ngần ngại nhưng sau đó tôi chìm vào trong việc viết lách, và đó là một ơn sủng, một lời ca ngợi, một tiếng kêu tình thương lên với Chúa. Tôi nhớ lại tất cả mọi giây phút khi Ngài đến với tôi. Với tôi, quyển sách này là lời cầu nguyện.

Người ta có cảm tưởng như cuộc gặp gỡ của cô với Chúa đã được dự trù trước…

Đúng, trong thời gian tôi học giáo lý, tôi nhận ra mọi sự như đã được sắp đặt đâu vào đó: ý nghĩa của tên tôi là “bức tượng thật”; vú nuôi tôi tên là Nhập Thể, con gái của bà tên là Maria Giêsu; tôi khám phá ra chiếc khăn Manoppello; và tất cả những giấc mộng tôi kể. Tất cả những yếu tố này nói lên một chuyện: Chúa đã đặt những hòn đá trắng nhỏ trên đường đi của tôi. Ngài gõ cửa nhà tôi và tôi để thì giờ để trả lời ngài.

Cô kể đời sống trước đây của cô rất hỗn độn. “Tuy vậy phải có những tảng đá ngầm, những đêm lang thang…”, cô đã nói như vậy.

Tôi không hối tiếc gì! Tôi nghĩ chính qua các thương tổn, các vết thương, các ngõ ngách của một quả tim tan vỡ mà Chúa mới có thể đến với tôi trọn vẹn, để cho Lời Chúa tuôn trào trong lòng tôi và lấp đầy lòng tôi. Như thế “quả tim chai đá” của tôi mới thành “quả tim bằng thịt.”

Dù vậy, cô phải chịu rất nhiều đau khổ.

Đúng, nhưng sẽ không có phục sinh nếu không có thương khó, không có niềm vui mà không có đau khổ. Xã hội của chúng ta là xã hội không muốn có cơ nguy nào: mọi người đều muốn trơn tru, đều sợ chết, sợ đau khổ, người ta muốn dự phòng tất cả. Thế mà Cô Công Chúa Ngủ Trong Rừng phải bị chích mới thức dây, còn chúng ta thì làm tất cả để việc này không xảy ra, tôi nghĩ không ai tránh được thập giá, dù đối với người tin hay không tin. Hoặc là một sự đau khổ khép kín, hoặc không có một sự đau khổ được mở ra. Các đau khổ tôi đã sống qua mới làm cho tôi khám phá cơn khát khao trong lòng tôi. Và đó là là nơi Chúa đến gặp tôi.

Đâu là những gặp gỡ đánh mốc trên con đường trở lại của cô?

Trước hết là một cô bé nhỏ tên Coralie mà tôi gặp khi tôi đi nghỉ hè, lúc đó tôi mới 3 tuổi: cô bé lớn hơn tôi một chút, cô là người đầu tiên nói với tôi về Chúa Giêsu. Như một cô bé làm vườn cho Chúa, cô bé đã gieo hạt giống Lời Chúa vào quả tim thơ ấu của tôi. Tôi để Lời này vào trong quá tim của tôi, một cách trọn vẹn. Cô cho tôi một cây thánh giá mà tôi còn giữ. Rồi có một người đàn ông mà tôi rất yêu thương, có một ngày, anh đưa tôi đến nhà thờ Saint-Gervais ở Paris. Rồi anh bỏ tôi. Cuộc đời mất hương vị, mất màu sắc, tôi tuyệt vọng. Tôi đi nhà thờ sáng sớm, tôi núp mình sau các tu sĩ, lời kinh tiếng hát của họ ru tôi. Tôi nghe Lời Chúa và nhanh chóng, tôi xây dựng lại cuộc đời của tôi.

Rồi tôi gặp cha Pierre-Marie Delfieux ở nhà thờ Saint-Gervais, cha có ánh mắt linh hoạt màu xanh da trời, ở nơi cha tỏa ra một niềm vui và một tinh thần trẻ trung không tưởng tượng được. Cha nói với tôi: “Con đã trả lời tiếng gọi nóng bỏng của Chúa, Vêrônica của Chúa Giêsu.” Tôi nghe và tôi chảy nước mắt. Khi cha cho tôi rước lễ, tôi khoanh hai tay trước ngực, cha ban phép lành cho tôi và gọi tên tôi. Tôi cảm thấy như được sống lại.

Cô nhắc rất nhiều đến nguồn gốc Do Thái của cô. Cô nghĩ cô đã cắt đứt với Do Thái giáo không?

Khi nhỏ tôi là người Do Thái do tên của tôi chứ tôi không giữ đạo, nhưng quả tim của tôi đã quay về Chúa Kitô. Khi cha tôi chết, giáo sĩ đọc thánh vịnh số 139: “Nhưng đối với Ngài, tối tăm chẳng có chi mù mịt, và đêm đen sáng tỏ như ban ngày, bóng tối và ánh sáng cũng như nhau. Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con. Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng, công trình Ngài xiết bao kỳ diệu! Hồn con đây biết rõ mười mươi.” Thánh vịnh này đã tỏa ra cho tôi một cách thức bình an và dịu dàng.

Trước đây lúc nào tôi cũng nghe Thiên Chúa trong Cựu Ước là một Thiên Chúa của ghen tương, dữ dằn trong khi Chúa Giêsu là trọn tình yêu. Khi nghe Thánh vịnh trong giờ học giáo lý, tôi mới nhận ra tình thương và lòng thương xót trong Cựu ước. Kitô giáo làm cho tôi có tương quan lại với Do Thái giáo. Tôi hiểu Kitô giáo  không những chỉ là hoàn thiện của Do Thái giáo nhưng còn là cái nhân, cốt lõi, là trọng tâm! Chúa Giêsu mạc khải gương mặt thật của Chúa Cha. Một tín hữu Kitô là một người Do Thái trọn vẹn! Như thế, chẳng có gì là tương phản, không, không có cắt đứt giữa hai đạo.

Gia đình của cô phản ứng như thế nào?

Cách đây ba năm, tôi điện thoại mời anh cả tôi (triết gia Bernard-Henri Lévy) đến dự lễ rửa tội của tôi. Sau một lúc im lặng, anh hỏi tôi: “Em đùa à?”. Tôi trả lời: “Không, không đùa chút nào hết.” “Em sẽ trở về với đạo Do Thái không?”, rồi anh hỏi tiếp: “Em có chắc chưa?” Tôi trả lời: “Sao lại chưa, nếu Chúa cho em sức mạnh…” Anh nhận lời và đến dự lễ ở nhà thờ Đức Bà. Khi tôi cúi đầu xuống để cha đổ nước trên đầu, tôi mở mắt ra và tôi thấy gương mặt của anh gần đó. anh sững sờ, như mê dại. Còn về phần tôi, tôi thấy đây như một cuộc động đất, tôi không ngờ được. Thật tuyệt vời! Đó là ngày đẹp nhất đời tôi.

Marta An Nguyễn chuyển dịch

.

 

 

 


n


 

 

l